Phần tiếp theo của bài viết các loại gỗ tự nhiên thường dùng làm đồ nội thất. Đây cũng là các loại gỗ tuyệt vời để có thể tạo ra cho chúng ta những món đồ nội thất vô cùng ưng ý.
Gỗ trắc hiện đang là một trong những loại gỗ quý hiếm nhất trên thị trường đồ gỗ hiện nay.
Khi nhắc đến gỗ quý, thông thường chúng ta cũng hay nhắc đến các loại gỗ như pơ mu hay căm xe, tuy nhiên, gỗ trắc vẫn là cái tên được đánh giá cao hơn hẳn không chỉ về hình thức mà còn cả phẩm chất mà nó có được. Chính vì vậy, trong ngành công nghiệp đồ gỗ nội thất, gỗ trắc hầu như chỉ được dùng để chế tác những sản phẩm nội thất cao cấp và vô cùng đắt đỏ.
Gỗ trắc có tên khoa học là Dalbergia cochinchinensis. Ở Việt Nam, gỗ trắc còn hay được gọi với cái tên Cẩm Lai Nam Bộ. Gỗ trắc có nguồn gốc từ các nước Đông Dương nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Tại Việt Nam, gỗ trắc phân bố chủ yếu tại các vùng miền Trung như Quảng Nam, Quảng Trị, đồng thời cũng mọc rải rác tại các khu vực Nam Bộ.
Gỗ trắc là loại gỗ thân lớn, một cây gỗ trắc trưởng thành có đường kính thân cây xấp xỉ 1m và cao tới 25m. Gỗ trắc thuộc nhóm I, là nhóm gỗ quý nhất tại Việt Nam hiện nay
Nội thất gỗ trắc mang những đặc điểm mà không phải loại gỗ nào cũng có. Điều này hoàn toàn dựa vào đặc tính của loại gỗ quý này:
Gỗ sưa là loại gỗ có độ quý hiếm cao, không chỉ được ứng dụng trong nội thất mà còn có vai trong trong phong thủy, y học.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Dữ liệu thực vật Việt Nam, cây gỗ sưa thuộc chủng loại có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis prain. Cây gỗ sưa thường có màu nâu hoặc xám, chiều cao trung bình từ 20 – 30m, là cây thường xay (ít khi rụng lá). Tán lá sưa thưa, hoa sưa có màu trắng và mùi thơm, cành sưa non có lông mịn thưa. Sưa là cây ưa ánh sáng, độ ẩm cao, đất sâu dày. Cây sưa có thể được trồng làm cảnh quan đường phố.
Trong tự nhiên, người ta thường tìm thấy cây sưa trong rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa. Sưa chủ yếu phân bố ở Việt Nam và rải rác tại đảo Hải Nam, Trung Quốc. Trong cây gỗ sưa thì phần quý nhất đó là phần lõi trong, còn phần giác gỗ bên ngoài không có giá trị nhiều.
Do độ quý hiếm cao nên nội thất gỗ Sưa có thể xem như vô cùng hiếm gặp. Ngoài ra, bên cạnh làm đồ nội thất, chúng còn được sử dụng với mục đích khác nữa:
Nội thất gỗ Gụ là một món nội thất vô cùng sang trọng với tuổi thọ cực kỳ cao.
Gỗ gụ ( còn có một số tên gọi địa phương như gụ hương, gõ sương, gõ dầu, gụ lau,…) tên khoa học là Sindora tonkinensis cây thân gỗ lớn họ đậu. Gỗ gụ là khối hoặc tấm gỗ được xẻ ra từ thân cây gỗ gụ sau khi khai thác với mục đích vận chuyển, sử dụng.
Gụ là cây thân gỗ lớn, một cây trưởng thành cao khoảng 20m -30m thân gỗ ở mức đường kính khoảng từ 0,6 đến 0,8m, một số cây phát triển hơn 1m. Gỗ gụ hiện nay được liệt vào loại gỗ quý hiếm cần bảo tồn, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới do đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Gỗ gụ thường phát triển ở những vùng rừng rậm nhiệt đới thường xanh, nơi mưa ẩm, tầng đất dày, không úng sau mưa, và có độ cao không vượt quá 700m so với mực nước biển. Loại cây này hiện còn lại rất ít, sâu trong rừng già ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Nam Phi,…. Bên cạnh đó cũng được trồng tái sinh tạ nhiều tỉnh ở Việt Nam, Lào.
Gỗ gụ là dòng gỗ vô cùng quý hiếm, cao cấp thuộc nhóm I trong danh sách dòng gỗ quý ở Việt Nam. Thế nên, sản phẩm nội thất gỗ gụ thường được làm chủ yếu từ cây gỗ gụ sẽ mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho đồ nội thất như:
Gỗ Lim là một trong những loại gỗ có độ bền, chắc và khả năng chống mối mọt tốt nhất.
Gỗ lim là tên thường gọi chung của tất cả các loại gỗ họ lim như lim xanh, lim xẹt, lim lào, lim Nam Phi,… Ở Việt Nam, giống gỗ lim thường thấy nhất là lim xanh hay là loài thực vật có tên khoa học Erythrophleum Fordii, thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, là một trong bốn loại gỗ thuộc nhóm tứ thiết: định, lim, sến, táu.
Về hình thức, cây gỗ lim thuộc giống thực vât gỗ lớn, có chiều cao lên đến trên dưới 30m với một cây trưởng thành. Gỗ lim thường sinh trưởng tập trung thành một khu vực lớn hoặc mọc lẻ, những cây gỗ lim sống lẻ thường phân tầng thấp hơn, cành non có màu xanh lục.
Cây gỗ lim có thân thẳng và trong, gốc gỗ lim bạnh nhỏ, lá và hoa khá giống với cây xoan đào nhưng quả thì thuôn dài hơn và hạt màu nâu đen khá dẹp. Vỏ cây gỗ lim màu nâu nhạt, khi bong ra sẽ xuất hiện lớp vỏ trong màu nâu.
Trong vòng đời sinh trưởng của mình, cây gỗ lim chia thành 2 giai đoạn chính là cây non và cây trưởng thành. Cây gỗ lim non thường ưa bóng râm, ngược lại với cây trưởng thành rất thích sáng. Cây gỗ lim có quá trình phát triển khá chậm, thường mọc nhiều ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới, do đó chúng ta thường rất dễ bắt gặp cây gỗ lim ở Việt Nam hay một số vùng ở Đông Nam Á như Đài Loan hay Trung Quốc.
Với những đặc điểm nổi trội của mình, gỗ lim được coi là loại gỗ rất quý, thường được sử dụng nhiều trong những công trình kiến trúc mang giá trị cao, đặc biệt, với khả năng bền chắc và chống lại được mối mọt của mình, gỗ lim thường được dùng để chế tác cột, kèo, xà nhà,hay thậm chí là ốp lát sàn nhà, sản xuất các thiết bị nội thất trang trí trong gia đình,… đồng thời cũng được sử dụng trong những công trình thủy lợi như đóng tàu thuyền, làm cầu cống,…
Bên cạnh đó, với khả năng chịu được lực nén lớn và lâu bị cong vênh, gỗ lim cũng thường được dùng để lát sàn các bền mặt như bề mặt nhà, bề mặt cầu thang,… Mặc dù vậy, gỗ lim là loài không có khả năng chịu ẩm cao, chính vì vậy, khi sử dụng cho những công trình này, thường thì người ta sẽ phải xử lý chống ẩm rất cẩn thận trước khi đưa vào thi công.
Ngoài ra, gỗ lim cũng được sử dụng để sản xuất những loại thiết bị nội thất cho gia đình như tủ kệ trang trí vô cùng bắt mắt và sang trọng. Các thiết bị nội thất từ gỗ lim không chỉ có tuổi thọ cao mà còn mang giá trị thẩm mỹ, phù hợp với mọi không gian kiến trúc, đặc biệt là những không gian theo phong cách cổ điển, ấm áp.
Gỗ Nghiến cũng thường được sử dụng để thiết kế đồ mỹ nghệ, đồ trang trí như lục bình, tượng thần tài, tượng cóc ngậm tiền…
Cây nghiến là loại cây có tên khoa học là Burretiodendron hsienmu, một loài thực vật có hoa, trước đây chúng được phân loại trong họ Đoạn (Tiliaceae) còn hiện nay thì thuộc phân họ Dombeyoideae của họ Cẩm quỳ (Malvaceae) nghĩa rộng.
Loại gỗ này sống chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam. Hiện nay, tại Việt Nam, Nghiến tập trung trong các khu bảo tồn; thuộc các tỉnh như Hà Giang; Yên Bái; Lào Cai; Quảng Bình hay vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ở Quảng Bình.
Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam thì Nghiến được xếp vào Gỗ NHÓM II – Nhóm gỗ nặng, cứng, có độ bền cao, tỷ trọng lớn; và được xếp cùng với loại cây gỗ quý khác như: đinh hương, căm xe….
Các đặc điểm của nội thất gỗ Nghiến cũng chính là những đặc tính của loại gỗ này:
Gỗ Pơ Mu là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các sản phẩm nội thất cao cấp và sang trọng.
Gỗ Pơ Mu là một trong những loại gỗ quý đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất. Gỗ Pơ Mu tên khoa học là Fokienia (một chi trong họ Hoàng đàn, trung gian giữa 2 chi: Chamaecyparis và Calocedrus). Một số tên gọi khác của gỗ Pơ Mu mà chúng ta có thể nghe đến như đinh hương, mạy vạc, tô hạp hương, khơ mu, mạy long lanh, hòng he,… Chúng ta cũng có thể xem vật liệu này thuộc nhóm họ thông. Nhưng được đánh giá cao cấp hơn so với gỗ thông.
Theo bảng xếp hạng các nhóm gỗ tại Việt Nam. Gỗ Pơ Mu thuộc nhóm I – nhóm gỗ quý hạn chế khai thác hay sử dụng cho mục đích thương mại. Tuy nhiên, do những đặc tính nổi trội như khả năng chống mối mọt, xua đuổi côn trùng cực tốt. Vì vậy nên gỗ Pơ Mu khá được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong ngành thiết kế nội thất hay xuất khẩu.
Ưu điểm của nội thất gỗ Pơ Mu mang các đặc điểm riêng của loại gỗ này:
Ở trên là phần tiếm theo về các loại gỗ tự nhiên thường dùng làm đồ nội thất (nếu bạn chưa xem phần trước, có thể Nhấp vào đây để xem lại). Tuy nhiên, đây chưa phải là tất cả, Nội thất Bali sẽ cập nhật thêm những loại còn lại trong các bài viết tiếp theo (link phần 3). Hoặc bạn có thể tìm hiểu một số món đồ nội thất làm bằng gỗ tự nhiên qua các link sau đây:
© 2020 - Nội thất Bali - Design by i-web.vn
Online: 18 | Ngày: 75 | Tháng: 1559 | Tổng: 321749